Khi mua điều hòa, bạn sẽ gặp từ viết tắt “BTU”. Nó không chỉ xuất hiện trong mọi mô tả sản phẩm mà còn xuất hiện trong cả tên sản phẩm.
Ở bài viết này chúng tôi sẽ trình bày mọi thắc mắc liên quan về chủ đề BTU như:
- Công suất BTU là gì? viết tắt của từ gì?
- Công suất làm lạnh BTU khác gì với công suất tiêu thụ điện?
- Tại sao bạn cần chú ý đến chỉ số này?
Xem Nhanh Bài Viết
- 1. BTU là gì? Viết tắt của từ nào? Chỉ số và đơn vị đo của cái gì?
- 2. Xem BTU điều hòa ở đâu?
- 3. Tại sao chỉ số BTU lại quan trọng?
- 4. Tại sao lại đo bằng đơn vị BTU?
- 5. Tại sao cần biết về công suất BTU khi mua điều hòa?
- 6. Cách chọn chỉ số BTU phù hợp cho diện tích phòng
- 6. Các yếu tố khác cần xem xét khi chọn công suất BTU điều hòa
- 7. Cách đổi BTU sang kW
- 8. Đổi BTU sang HP – Ngựa – Mã lực
1. BTU là gì? Viết tắt của từ nào? Chỉ số và đơn vị đo của cái gì?
Định nghĩa:
BTU (viết tắt của tiếng Anh British thermal unit – đơn vị nhiệt Anh) là một đơn vị năng lượng sử dụng ở Hoa Kỳ.
Giải thích về chỉ số BTU:
BTU là đơn vị dùng để đo năng lượng nhiệt. Cụ thể, đó là năng lượng cần thiết để làm 1 pound nước tăng thêm 1°C với áp suất ngang mực nước biển.
Công suất BTU là một chỉ số quan trọng, có thể giúp bạn xác định công suất điều hòa cần thiết cho mỗi điều kiện làm việc khác nhau.
Mua điều hòa mà không chú ý đến công suất lạnh BTU của nó, có thể khiến điều hòa không mát hoặc lãng phí tiền bạc vì dư công suất lạnh.
2. Xem BTU điều hòa ở đâu?
Bạn có thể thấy ngay trên nhãn năng lượng được dán trên dàn lạnh điều hòa. Hoặc tìm trên Google với số model của máy là sẽ thấy ngay công suất BTU tương ứng.
3. Tại sao chỉ số BTU lại quan trọng?
Chỉ số BTU sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của điều hòa và là một trong các chỉ số quan trọng để bạn lựa chọn điều hòa của mình.
Chỉ số BTU càng cao đồng nghĩa với việc công suất tiêu thụ điện đi kèm cùng trọng lượng, kích thước và giá thành của điều hòa cũng sẽ tăng lên.
4. Tại sao lại đo bằng đơn vị BTU?
Đơn vị này được sử dụng để mô tả giá trị nhiệt (năng lượng) của nhiên liệu hay công suất của máy sưởi, lò sấy, lò nướng và điều hòa nhiệt độ.
BTU không chỉ là đơn vị công suất của điều hòa không khí. Nó được sử dụng trên toàn cầu để đo lượng nhiệt cần thiết để tăng hoặc giảm một pound nước thêm 1°C.
5. Tại sao cần biết về công suất BTU khi mua điều hòa?
Nếu chọn điều hòa dư công suất BTU cần thiết
Mua một chiếc điều hòa có công suất lạnh BTU, vượt yêu cầu cho không gian cần làm mát sẽ gây lãng phí tiền điện.
Bởi vì điều hòa dư công suất BTU có khả năng làm mát nhanh rất nhanh, rồi tạm ngưng làm mát khi đạt ngưỡng cài đặt. Để duy trì nhiệt độ phòng mà bạn muốn, nó sẽ phải bật lại ngay sau đó.
=> Việc bật và tắt liên tục như vậy dễ khiến máy nén (block) của máy điều hòa hoạt động quá tải. Vấn đề này có thể rút ngắn tuổi thọ của thiết bị.
Nếu chọn điều hòa thiếu công suất BTU yêu cầu
Việc này đương nhiên rút ngắn tuổi thọ và khả năng làm việc ổn định của thiết bị.
Nó có thể làm mát rất chậm, làm mát không đều, hay thậm chí là phòng bạn vẫn nóng dù điều hòa đã chạy được 30 phút.
6. Cách chọn chỉ số BTU phù hợp cho diện tích phòng
Tính BTU theo diện tích phòng (m2)
1m2 cần 600BTU, nên để tính BTU điều hòa cho diện tích phòng, bạn sẽ dùng công thức:
BTU cần = Diện tích phòng x 600BTU
Ví dụ: diện tích phòng bạn là 20m2 thì số BTU cần là 20 x 600BTU=12000BTU. Để tính diện tích phòng thì bạn lấy chiều dài nhân với chiều rộng là ra ngay.
Tính BTU theo thể tích phòng (m3)
Trước tiên bạn cần tính thể tính phòng:
Thể tích phòng = Diện tích phòng x Chiều cao phòng
Mỗi m3 phòng sẽ cần 200BTU. Công thức tính BTU cần thiết là:
BTU theo thể tích = Thể tích phòng x 200BTU
Ví dụ: phòng có diện tích 20m2 , chiều cao từ sàn đến trần là 4m. Thì công suất BTU cần thiết là 20x4x200=16.000BTU
Cách tính BTU theo thể tích thường được áp dụng cho những căn phòng có trần cao, thông tầng. Nếu căn phòng bạn định lắp thuộc dạng này thì nên tính theo thể tích để chọn được điều hòa có đủ khả năng làm mát.
Bảng số BTU cần thiết theo diện tích phòng
Bảng này cho bạn biết cách chọn điều hòa để lắp 1 cách phù hợp, tránh lãng phí, đảm bảo hiệu quả làm mát là tốt nhất.
Diện tích phòng | Phòng gia đình | Phòng tập thể |
< 15 m2 | 9.000 BTU | 12.000 BTU |
15 m2 – 20 m2 | 12.000 BTU | 18.000 BTU |
20 m2 – 30 m2 | 18.000 BTU | 24.000 BTU |
30 m2 – 40 m2 | 24.000 BTU | 28.000 BTU |
40 m2 – 45 m2 | 28.000 BTU | 30.000 BTU |
45 m2 – 50 m2 | 30.000 BTU | 36.000 BTU |
50 m2 – 55 m2 | 36.000 BTU | 42.000 BTU |
55 m2 – 60 m2 | 42.000 BTU | 48.000 BTU |
60 m2 -70 m2 | 48.000 BTU | 60.000 BTU |
6. Các yếu tố khác cần xem xét khi chọn công suất BTU điều hòa
Thường thì các khuyến nghị về diện tích vuông thường đúng, nhưng có một số yếu tố gây nhiễu khác mà bạn nên chú ý khi xem chọn công suất BTU của máy điều hòa không khí.
Nếu bạn chọn điều hòa cho phòng ở tầng 3 (thường nóng hơn tầng 1, 2) hoặc phòng bị ánh nắng chiếu vào tường (ví dụ: phòng có cửa sổ lớn hướng Tây), hãy tăng thêm 10% BTU so với khuyến nghị.
Mặt khác, nếu khu vực bạn sắp làm mát có nhiều bóng râm và rất ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bạn có thể cân nhắc trừ 10% BTU khuyến nghị. Tuy nhiên hãy cân nhắc kĩ, vì có thể điều hòa sẽ không thể làm mát phòng vào những ngày trời quá nóng nực.
Nếu có nhiều hơn hai người ở trong phòng cùng lúc, bạn nên thêm khoảng 600 BTU cho mỗi người tăng thêm.
Nếu bạn định sử dụng máy điều hòa không khí trong nhà bếp hoặc bất kỳ khu vực nào trong nhà, nơi các thiết bị của bạn có khả năng sinh nhiệt lớn, bạn sẽ cần thêm 4.000 BTU vào công suất BTU được khuyến nghị.
7. Cách đổi BTU sang kW
- 1 W = 3.412142 BTU
- 1 kW = 3412.142 BTU
- 1 BTU = 0.00029307107 kW
=> 1 BTU = 0,000293 kW = 0,2931 W
Lưu ý:
- Việc đổi BTU sang W (Watt) hay kW (kiloWatt) là quy đổi công suất làm lạnh, đây không phải là công suất tiêu thụ điện của điều hòa.
- Để đổi công suất lạnh ra công suất điện tiêu thụ của máy, ta cần quy đổi BTU sang HP và quy đổi HP sang kW.
8. Đổi BTU sang HP – Ngựa – Mã lực
HP là viết tắt của Horse Power, nghĩa là Mã lực – Ngựa. Đây là một đơn vị cũng thường dùng để chỉ công suất hoạt động của điều hòa.
1 HP ≈ 9000 BTU
Như vậy có có thể quy đổi:
- Điều hòa 9000BTU: tương đương với 1HP hay 1 ngựa
- Điều hòa 12000BTU: tương đương với 1,5HP hay 1,5 ngựa
- Điều hòa 18000BTU: tương đương với 2HP hay 2 ngựa
- Điều hòa 21000 hoặc điều hòa 24000BTU: tương đương với 2,5HP hay 2,5 ngựa
- Điều hòa 27000BTU: tương đương với 3HP hay 3 ngựa
- Điều hòa 32000BTU: tương đương với 3,5HP hay 3,5 ngựa
- Điều hòa 36000BTU: tương đương với 4HP hay 4 ngựa
- Điều hòa 42000BTU: tương đương với 4,5HP hay 4,5 ngựa
- Điều hòa 48000BTU: tương đương với 5HP hay 5 ngựa
- Điều hòa 54000BTU: tương đương với 5,5HP hay 5,5 ngựa
- Điều hòa 6000BTU: tương đương với 6HP hay 6 ngựa
nguồn ST: điện máy giá rẻ