Cách tháo – vệ sinh máy lạnh Mitsubishi Heavy và Electric

Sau một thời gian sử dụng, máy lạnh Mitsubishi không tránh khỏi việc bị bụi bẩn bám vào, gây tắc nghẽn và làm giảm quá trình vận hành. Chính vì vậy, cứ sau 1 thời gian gian sử dụng chúng ta cần gọi thợ đến bảo dưỡng, vệ sinh. Trong bài viết này, Điện máy Minh Anh xin gửi tới bạn:

Các bước tháo và vệ sinh điều hòa Mitsubishi 

Trước khi thực hiện các thao tác vệ sinh điều hòa Mitsubishi , bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần như

  • Bơm tăng áp hoặc bình xịt bình thường
  • Nước tẩy rửa chuyên dụng
  • Giẻ khô
  • Túi ni lông hoặc áo mưa
  • Tua-lơ-vít

Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả nhất, trước khi thực hiện cần phải: ngắt hết nguồn điện của điều hòa; rút cầu dao hay phích cắm ra khỏi nguồn. Với quy trình bảo trì đơn giản này, chỉ cần bạn tỉ mỉ thì hoàn toàn có thể làm tại nhà.

Bước 1: Vệ sinh mặt nạ dàn lạnh

Cách tháo vỏ máy lạnh Mitsubishi: dùng tay nhẹ nhàng lật lớp vỏ lên cao để vệ sinh mặt phía trong của lớp mặt nạ.

Tiếp theo, dùng khăn vải mềm, ẩm, nhẹ nhàng lau lớp vỏ bên ngoài của điều hòa theo chiều ngang và chiều dọc. Khi lau chùi, lật lớp mặt nạ nên nhẹ tay, tránh làm hư. Để lớp vỏ đã lau khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp mặt trời. (Không sử dụng xăng, dầu hỏa và các chất dễ cháy khác để lau chùi lớp vỏ máy.)

cách vệ sinh máy lạnh mitsubishi heavy

Lưu ý:

  • Cần chú ý tránh ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong.
  • Khi tháo mặt lạnh điều hòa mitsubishi hoặc lắp ráp lại cần thận trọng tránh để rơi vỡ.
  • Không nên dùng nước trên 40°C hoặc các dung dịch dễ bay hơi xa như xăng, dầu, các loại bàn chải thô ráp để vệ sinh.

Bước 2: Vệ sinh lưới lọc dàn lạnh 

cách vệ sinh máy lạnh mitsubishi heavy

Phin lọc bám nhiều bụi bẩn sẽ làm giảm năng suất làm lạnh của máy lạnh. Gây tiêu tốn điện năng và phát ra những tiếng ồn lớn. Trong trường hợp điều hòa hoạt động thường xuyên thì nên thay phin lọc không khí trong phòng 1 tháng/lần.

Màng lọc gió dễ bị hư hỏng nên khi bạn cần hết sức cẩn thận khi vệ sinh, lau chùi.

  • Trước tiên, gạt chốt ở tấm màng lọc lên, sau đó nhẹ nhàng kéo tấm lọc ra ngoài.
  • Dùng nước sạch, mát để rửa phần bụi bẩn bám vào.  Hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch bụi trên máy. Không dùng nước nóng vì có thể làm biến dạng lưới lọc.
  • Trong trường hợp bạn dùng nước rửa sạch thì cần phơi khô phin lọc trong bóng râm. Sau đó mới lắp đặt lại như cũ

Bước 3: Vệ sinh bên trong dàn lạnh 

  • Dùng túi nilon hoặc áo mưa bọc bên dưới dàn lạnh để hứng nước bẩn.
  • Dùng khăn vải khô, sạch để bảo vệ các bo mạch điện tử.
  • Dùng bơm tăng áp đã chuẩn bị ở trên bơm trực tiếp vào dàn lạnh để loại bỏ các vết bụi bẩn.
  • Cuối cùng, bạn lấy khăn khô, lau chỗ vừa xịt. Chờ dàn lạnh, tấm lọc gió và lớp vỏ khô rồi lắp lại như ban đầu.

cách vệ sinh máy lạnh mitsubishi heavy

Trong trường hợp bạn tự thực hiện tại nhà có thể dùng bình xịt kính để thay thế. Khi xịt, hạn chế việc tiếp xúc giữa nước và các bo mạch quan trọng.

Bước 4: Lắp đặt và thay thế lưới lọc tinh điều hòa (nếu có)

Lặp đặt hay thay lưới lọc tinh cũng là một phần nằm trong vệ sinh máy lạnh Mitsubishi.

Tấm lọc không khí chỉ đơn giản là lưới lọc bụi mà còn là loại tinh lọc các tạp chất rất mịn như mùi hôi, khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc,.. Loại phin này trước đây thường sử dụng bằng than hoạt tính nhưng hiện nay sử dụng nhiều hợp chất hóa học.

Loại phin này không bán theo cùng máy mà bạn phải đặt mua riêng. Thường cứ 3 tháng nên thay thế một lần. Ngoài ra chúng không có khả năng tái sử dụng hoặc rửa sạch như lưới lọc thường lọc.

Bước 5: Vệ sinh dàn nóng 

Cách vệ sinh máy lạnh Mitsubishi với dàn nóng đơn giản hơn vệ sinh dàn lạnh rất nhiều.

  • Đầu tiên, bạn dùng vòi xịt áp lực cao có thể xịt thẳng, còn nếu dùng bình xịt nhỏ thì phải lấy tua vít tháo ốc ở dàn nóng để mở ra.
  • Sau đó, bạn xịt rửa sạch sẽ phần quạt cục nóng và bên trong cục nóng, bao gồm cả phần vỏ vừa tháo.
  • Xịt rửa xong, bạn lắp lại như cũ. như vậy đã vệ sinh dàn nóng điều hòa xong rồi.

Lưu ý:

  • Không xịt thẳng vào các lá nhôm bởi thao tác này sẽ khiến lá nhôm bị bẹp.
  • Sau khi thực hiện các bước trên và lắp đặt xong, bạn hãy bật attomat và cho điều hòa chạy thử 30 phút nhé.
  • Và khi vệ sinh yêu cầu đầy đủ dụng cụ nên việc này thường được thực hiện bởi thợ kỹ thuật.

Các câu hỏi liên quan về vệ sinh máy lạnh Mitsubishi

Tại sao cần phải vệ sinh, bảo trì điều hoà 

Việc bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa Mitsubishi là cần thiết và nên được thực hiện thường xuyên để máy hoạt động tốt nhất. Việc này giúp phát hiện lỗi kịp thời để có giải pháp thích hợp ngăn chặn sự cố của máy móc.cách vệ sinh máy lạnh mitsubishi heavy duty

Sau đây Điện máy Minh Anh xin đưa ra một vài lí do tại sao cần vệ sinh máy lạnh Mitsubishi 

  1. Bảo dưỡng điều hòa không khí Mitsubishi sẽ đảm bảo hệ thống sưởi ấm và làm mát hoạt động tốt
  2. Việc vệ sinh máy lạnh Mitsubishi giúp máy hoạt động êm hơn, ít xảy ra lỗi hơn và nâng cao tuổi thọ của máy
  3. Giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí sửa chữa, thậm chí là thay thế thiết bị mới.
  4. Rất nhiều vi khuẩn tích tụ kết hợp với môi trường ẩm ướt sẽ tạo ra nấm mốc gây hại cho sức khỏe người dùng nếu máy lạnh không được bảo dưỡng thường xuyên.
  5. Máy vận hành lâu ngày chắc chắn sẽ bị bám bụi bẩn và ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi không khí. Lúc này, máy lạnh phải hoạt động với công suất tối đa, gây tiêu tốn điện năng hơn.

Khi nào cần vệ sinh máy lạnh 

Vệ sinh máy lạnh Mitsubishi thường xuyên không chỉ giúp máy lạnh chạy ổn định, tiết kiệm điện mà còn hạn chế vi khuẩn trong máy lạnh gây các bệnh về đường hô hấp, bảo vệ sức khỏe gia đình. Đặc biệt, việc vệ sinh máy lạnh Mitsubishi thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được những tình trạng không mong muốn như: điều hòa không mát, chạy mãi không ngắt, thổi ra mùi hôi khó chịu, dàn lạnh bị chảy nước khi chạy,…

Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt nơi thông thoáng hay nhiều bụi ta sẽ có kế hoạch vệ sinh phù hợp. Với những nơi có không khí trong sạch thì có thể bảo trì ít hơn. Nhưng thời gian tối thiểu được khuyên là 6 tháng/lần.

Sau đây là một số mốc thời gian bạn có thể tham khảo:

  • Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 – 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở điều hòa (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ cho máy hoạt động từ 6 – 8 tiếng/ngày.
  • Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình 3 tháng/lần hoặc khoảng 1- 2 tháng/lần nếu môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn.
  • Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Do tần suất hoạt động có thể lên đến 24/24 để phục vụ công việc, nên vệ sinh máy khoảng 1 tháng 1 lần.

nguồn ST: điện máy giá rẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

khac rong