Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tháo để vệ sinh máy sấy quần áo Electrolux áp dụng cho cả 3 dòng: thông hơi, bơm nhiệt, ngưng tụ, mời các bạn tham khảo.
Xem Nhanh Bài Viết
1. Chuẩn bị dụng cụ
Hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trước khi tiến hành, để tránh mất thời gian:
- Dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng
- Dấm ăn
- Khăn lau mềm
- Bàn chải
- Vòi nước cao áp (nếu có)
- Máy hút bụi (nếu có)
2. Cách vệ sinh máy sấy Electrolux áp dụng cả 3 dòng
Lưu ý: Bài hướng dẫn này sẽ áp dụng chung cho cả 3 dòng
- Dòng máy sấy bơm nhiệt Electrolux thực hiện theo mục 2.1 đến mục 2.5 là thực hiện xong quá trình vệ sinh.
- Dòng máy sấy ngưng tụ Electrolux thực hiện thêm mục 2.6
- Dòng máy sấy thông hơi Electrolux, bỏ qua mục 2.6 và thực hiện thêm mục 2.7
2.1 Vệ sinh vỏ máy
Phần vỏ tiếp xúc với bụi bẩn và những tác nhân khác từ bên ngoài, việc vệ sinh bên ngoài sẽ giúp chiếc máy giữ được vẻ bóng bảy, sang trọng và không bị xuống cấp.
Cách tiến hành: dùng khăn mềm sạch thấm một chút dung dịch rửa nhẹ để lau chùi xung quanh, lau lại bằng khăn sạch khô, vệ sinh định kỳ thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất như mong muốn.
2.2 Vệ sinh lưới lọc máy sấy Electrolux
- Rút phích cắm ra khỏi nguồn điện, mở nắp và kéo bộ lọc ra
- Dùng miếng vải khô để lau sạch các chất bẩn trong máy sấy.
- Bạn rửa sạch màng lọc với nước ấm đã pha loãng với dung dịch chuyên dụng rồi rửa lại bằng nước lạnh và để ráo.
2.3 Vệ sinh bộ cảm ứng (cảm biến)
Bộ phận cảm ứng của máy sấy quần áo có tác dụng nhận biết được quần áo trong máy đã được sấy khô hay chưa, bộ phận này là rất cần thiết, tiến hành vệ sinh:
- Ngắt máy, rút nguồn điện và để thiết bị nguội hoàn toàn.
- Dùng khăn sạch và mềm nhúng với một ít dung dịch giấm, rồi tiến hành lau bộ cảm biến. Cần thực hiện định kỳ 3 tháng/lần.
Lưu ý: Tránh sử dụng các loại háo chất, dung môi làm sạch vì có thể gây cháy nổ, rất nguy hiểm.
2.4. Vệ sinh lồng sấy
- Lồng sấy hiện nay đều làm bằng thép không gỉ, chỉ dùng khăn mềm, hơi ẩm lau nhẹ nhàng qua bề mặt là xong, khá đơn giản và nhanh chóng.
- Lau các lỗ thoáng khí nhỏ bên trong máy được sử dụng cho chức năng giảm nếp nhăn trên quần áo nhé.
Lưu ý: Lồng sấy là nơi tiếp xúc trực tiếp với quần áo vì thế tốt nhất sau mỗi lần sử dụng bạn nên vệ sinh luôn.
2.5. Vệ sinh bộ trao đổi nhiệt
- Tắt máy, ngắt máy, để máy nguội rồi mới tiến hành vệ sinh.
- Đổ một ít dấm lên miếng khăn mềm hoặc nước muối pha loãng rồi tiến hành lau xung quanh bộ cảm ứng.
Lưu ý: Không được vệ sinh bộ cảm ứng bằng các chất làm sạch hoặc chất tẩy mạnh để tranh hiện tượng gây cháy nổ.
2.6. Vệ sinh ngăn chứa nước (dòng ngưng tụ)
- Tháo dàn ngưng ra khỏi máy ngưng tụ để vệ sinh.
- Bình ngưng thường nằm ở phía dưới bên trái của máy sấy, sau một van, được gắn với 1 hoặc 2 lần đóng cửa. Mở nó và lấy bình ngưng ra khỏi máy sấy quần áo.
- Rửa sạch bình ngưng bằng vòi sen. Sau đó, luồn một miếng vải ẩm qua phòng có tụ điện và đặt nó trở lại.
Lưu ý:
- Dòng bơm nhiệt không thể tháo bình ngưng, bình ngưng của nó có khả năng tự làm sạch
- Dòng sấy thông hơi sử dụng thanh điện trở nhiệt để làm nóng, từ đó hơi nước thoát ra bên ngoài theo lỗ thông hơi mà không cần sử dụng đến bình ngưng.
2.7. Vệ sinh hệ thống thông hơi (dòng thông hơi)
Hệ thống thông hơi của máy sấy được nhà sản xuất khuyến cáo nên vệ sinh định kỳ khoảng sau 20 lần sử dụng
- Mở 4 khóa của lỗ thông hơi và kéo ống thông hơi ra ngoài.
- Làm sạch ống dưới vòi nước chảy mạnh (hoặc vòi nước cao áp)
- Lắp ống và bình vào vị trí cũ, vặn 4 khóa lại.
Trên đây là cách tháo để vệ sinh máy sấy quần áo Electrolux. Hy vọng với hướng dẫn trên sẽ giúp ích cho bạn, tránh được những nguy cơ hư hỏng các thiết bị, tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa và sử dụng máy sấy quần áo Electrolux an toàn hiệu quả.
nguồn ST: điện máy giá rẻ