Vệ sinh máy sấy thông hơi đúng cách sẽ giúp quần áo khô nhanh hơn và thậm chí có thể ngăn ngừa hỏa hoạn.
Vậy vệ sinh máy sấy thông hơi như thế nào đúng và hiệu quả? Hãy tham khảo hướng dẫn vệ sinh máy sấy thông hơi trong bài viết này của chúng tôi nhé!
Xem Nhanh Bài Viết
1. Cách làm sạch lỗ thông hơi
Làm sạch bên trong lỗ thông hơi
Bước 1: Rút phích cắm điện của máy sấy
Vệ sinh lỗ thông hơi của máy sấy trong khi máy vẫn đang cắm điện là rất nguy hiểm. Đảm bảo luôn rút phích cắm máy sấy trước khi vệ sinh.
Lưu ý:
- Nếu máy sấy khí, hãy tắt van cấp khí, tránh ngắt kết nối máy sấy khỏi van cung cấp.
- Nếu máy sấy chạy bằng gas, hãy cân nhắc liên hệ với chuyên gia để được trợ giúp.
Bước 2: Di chuyển máy sấy
Lỗ thông hơi của máy sấy thường nằm phía sau của máy nên bạn cần kéo máy sấy cách tường khoảng 0,3m để làm sạch lỗ thông hơi.
Bước 3: Tháo ống thông hơi của máy sấy
Xác định vị trí ống (ống dẫn) ở mặt sau của máy được gắn vào tường bằng kẹp hoặc vít.
Lưu ý:
- Nếu nó được kẹp vào vị trí, chỉ cần tháo ống ra khỏi tường.
- Nếu được gắn bằng vít, sử dụng tuốc nơ vít để tháo vít và ngắt kết nối ống dẫn khỏi tường.
Bước 4: Hút sạch xơ vải
Sử dụng máy hút bụi hoặc phụ kiện ống của máy hút bụi để hút xơ vải tích tụ bên trong lỗ thông hơi ở phía sau máy sấy.
Lưu ý:
- Hãy bật đèn pin, đèn pin điện thoại, đưa vào bên trong ống để nhìn rõ xơ vải hơn.
- Không có máy hút bụi, sử dụng chổi quét bụi linh hoạt có tay cầm có thể kéo dài. Sử dụng khí nén để thổi xơ vải ra khỏi lỗ thông hơi của máy sấy.
Bước 5: Lắp lại ống dẫn máy sấy
- Khi xơ vải đã biến mất hoàn toàn, hãy gắn lại ống dẫn máy sấy vào mặt sau của máy sấy.
- Đẩy máy sấy trở lại vị trí cũ và cắm điện.
- Bật lại van gas.
Làm sạch bên ngoài lỗ thông hơi
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- WD-40 hoặc một loại chất bôi trơn khác
- Nước rửa bát
- Bàn chải thông gió cán dài
- Bàn chải chà hoặc vải cũ
Bước 2: Kiểm tra lỗ thông hơi
Kiểm tra lỗ thông hơi bên ngoài khi máy sấy đang chạy, đảm bảo các thanh mở tự do. Nếu không mở hãy tắt máy sấy và mở lỗ thông hơi bằng tay.
Kiểm tra bản lề có bị rỉ sét không, bôi dầu bôi trơn nếu cần. Sâu bọ xâm nhập vào hệ thống ống dẫn từ các vết nứt hoặc thiếu bộ phận nào đấy, nên kiểm tra và xử lý nhanh.
Bước 3: Loại bỏ xơ vải và mảnh vụn
Nếu có xơ vải và mảnh vụn mắc kẹt trong các thanh, hãy dùng bàn chải sắt để loại bỏ chúng.
Lưu ý: Xơ vải bị vón cục và bám vào lỗ thông hơi khiến nó hoạt động sai cách. Nên vệ sinh thường xuyên giúp máy hoạt động hiệu quả cao.
Bước 4: Rửa nắp lỗ thông hơi
Để loại bỏ bụi bẩn và đất trên nắp thông hơi bên ngoài, sử dụng vải với nước ấm và một ít nước rửa chén. Rửa sạch bằng nước và lắp lại nắp thông hơi.
Duy trì lỗ thông hơi sạch
Thường xuyên loại bỏ xơ vải khỏi bộ lọc:
- Kiểm tra loại bỏ xơ vải sau mỗi lần sấy, sẽ giúp máy sấy chạy hiệu quả hơn và giảm nguy cơ hỏa hoạn.
- Hút sạch xơ vải mắc kẹt trong khe bộ lọc xơ vải bằng phụ kiện ống của máy hút bụi.
Hạn chế sử dụng tấm sấy khô:
Nhiều gia đình sử dụng tấm sấy khô để làm cho quần áo thơm hơn, việc này góp phần tích tụ xơ vải trong lỗ thông hơi của máy sấy. Cặn từ giấy sấy có thể làm tắc các lỗ của bộ lọc.
Giữ cho sàn xung quanh máy sấy sạch sẽ:
- Lỗ thông hơi của máy sấy hút bụi bẩn và mảnh vụn trên sàn, điều này có thể làm cho sàn bị bẩn nhanh hơn.
- Nên quét dọn thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì lỗ thông hơi của máy sấy sạch sẽ.
2. Vệ sinh lồng sấy
Lồng sấy là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với quần áo, nên vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.
Sử dụng khăn ẩm để lau nhẹ bề mặt lồng sấy, không sử dụng các chất tẩy rửa có thể gây ăn mòn, làm hỏng lồng sấy.
Loại bỏ cặn bám bên trong lồng, sử dụng khăn sạch để lau khô lại.
Lưu ý: Không để bắt kỳ vật kim loại nào trong lồng sấy vì chúng có thể gây gỉ sét.
3. Vệ sinh bộ lọc sơ vải
Bước 1: Mở cửa máy sấy thông hơi.
Bước 2: Tháo bộ lọc xơ vải bằng cách kéo nó hướng lên và lấy ra khỏi khe lọc.
Bước 3: Mở bộ lọc ra và dùng khăn/bàn chải để lau dọn phần cặn bẩn và xơ vải bám trên bề mặt lưới lọc.
Bước 4: Đóng bộ lọc xơ vải và đặt lại vào khe lọc. Đảm bảo bộ lọc được lắp lại như trước khi vận hành máy sấy.
4. Vệ sinh vỏ máy
Dùng khăn mềm ẩm lau xung quanh bề mặt bằng dung dịch chuyên dụng, lau khô để đảm bảo vệ sinh.
Không sử dụng hóa chất, chất tẩy sẽ hỏng lớp sơn hoặc các bộ phận bằng nhựa của máy sấy.
5. Tại sao nên vệ sinh máy sấy thông hơi
Nên vệ sinh lỗ thông hơi để tránh tích tụ các mảnh vụn và xơ vải, đảm bảo máy hoạt động trơn tru, bền bỉ. Hậu quả có thể xảy ra nếu không vệ sinh lỗ thông hơi:
- Nguy cơ hỏa hoạn
- Tích tụ carbon monoxide (khí CO) – một loại khí không màu, không mùi, gây chết người ở nồng độ đáng kể.
- Tiêu thụ năng lượng nhiều hơn
- Thời gian sấy khô lâu hơn
- Rỉ sét đường ống
- Máy sấy hoạt động không hiệu quả
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách vệ sinh máy sấy thông hơi tại nhà đơn giản, dễ làm nhất. Nếu bạn tìm hiểu thêm cách vệ sinh cho các loại máy sấy khác, hãy tham khảo bài viết cách vệ sinh máy sấy quần áo nhé!
nguồn ST: điện máy giá rẻ