Máy sấy quần áo bị hôi: nguyên nhân và cách khắc phục?

Máy sấy rất tiện lợi, giúp quần áo khô nhanh, tiết kiệm được thời gian phơi quần áo. Khi sử dụng các bạn không thể lường trước được với việc máy sấy quần áo bị mùi hôi. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây, mời các bạn tham khảo.

Các nguyên nhân máy sấy quần áo bị hôi

1- Máy không được sử dụng trong thời gian dài

  • Thường ngày các bạn luôn có thói quen sử dụng máy sấy khi trời nồm hoặc những ngày mưa. Còn khi trời nắng chúng ta lại cấp máy đi và không sử dụng nữa. Vì vậy, máy  không sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến máy có mùi hôi.
  • Sau khi chúng ta sử dụng lại, mùi hôi này sẽ bám vào quần áo, gây cảm giác khó chịu, thậm trí còn có vi khuẩn , nấm mốc

Máy sấy quần áo bị hôi: Nguyên nhân và cách khắc phục

2- Máy sấy quần áo bị mốc

  • Môi trường ẩm ướt trong lồng sấy, có thể khiến nấm mốc sinh sôi và dần bám vào các bộ phận như lồng sấy lẫn các bộ phận khác. Không vệ sinh kỹ lưỡng, mùi hôi sẽ bắt đầu xuất hiện, khiến áo quần sau khi hoàn thành chu trình sấy bị ám mùi.
  • Trong trường hợp gia đình bạn có trẻ nhỏ hoặc cơ địa dễ bị dị ứng, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ hô hấp, gây ra các tình trạng như hắt hơi, sổ mũi hoặc khó thở

3- Lồng sấy bị mốc, không được bảo dưỡng thường xuyên

Lồng sấy bị mốc là nguyên nhân thường gặp khi sử dụng máy sấy. Nguyên nhân này do chúng ta không thường xuyên bảo dưỡng máy định kỳ. Hoặc khi sử dụng xong luôn đóng cửa máy, tạo thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.

Top 10 Máy sấy quần áo bán chạy nhất tháng 7/2021 tại Điện máy XANH

4- Đường ống nước đang gặp vấn đề

  • Tình trạng tắc nghẽn đường ống thoát nước cũng là nguyên nhân góp phần khiến máy sấy quần áo xuất hiện mùi khó chịu.
  • Nếu trong chu trình sấy, lượng nước không được thoát hết mà vẫn còn đọng lại trong ống, các vi khuẩn gây mùi lẫn bụi bẩn sẽ bắt đầu tích tụ và phát triển, từ đó dẫn đến mùi hôi khó chịu.
  • Bên cạnh đó, việc lắp đặt đường ống thiếu khoa học cũng cản trở quá trình thoát nước của thiết bị nhưng lại ít được chú ý đến.

Cách khắc phục máy sấy bị hôi nhanh nhất

1- Thường xuyên vệ sinh đường ống nước thải

  • Nếu sản phẩm có mùi hôi do đường thoát nước thải thì chúng ta cần kiểm tra lại vị trí đặt ống nước thải.
  • Phải đảm bảo không kết nối vào các đường ống thoát của bồn cầu hoặc bồn rửa bát.
  • Nên kiểm tra xem đường ống từ máy đến lỗ thoát có đảm bảo độ dốc không, có bị gập hay xoắn đâu không
  • Hạn chế hiện tượng nước bị ứ đọng bên trong đường ống thoát.

may say quan ao co mui hoi 2 1

2- Dùng thuốc tẩy chuyên dụng

  • Thuốc tẩy được sử dụng trong nhiều trường hợp, từ khử trùng bề mặt cho đến hạn chế mùi hôi xuất hiện do nấm mốc. Cần pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:10 và xịt vào vị trí bên trong lồng giặt cũng như khu vực ống thoát nước. Sau 10 phút, có thể dùng khăn khô lau lại để làm sạch kỹ càng hơn.
  • Khi sử dụng chú ý đeo găng tay kèm theo khẩu trang để hạn chế tình trạng hắt hơi hoặc khó chịu ở vùng mắt. Ngoài ra, nên thường xuyên mở cửa máy sấy nhằm tạo điều kiện cho hơi ẩm thoát ra ngoài, từ đó hạn chế nấm mốc xuất hiện.

3- Dùng Baking soda

Nếu gian bếp của bạn có baking soda, hãy tận dụng ngay nguyên liệu này nhé. Đây là loại bột mang đặc tính kiềm, giúp hấp thụ mùi hôi từ máy sấy hữu hiệu.

  • Bước 1: Bạn cần thấm ướt 1 chiếc khăn
  • Bước 2: Rắc một lượng từ 10 – 15 gram muối nở vào trong lồng sấy.
  • Bước 3: Đặt khăn vào trong và chọn chế độ sấy nhẹ nhất để loại bỏ mùi và cặn bẩn.

10 công dụng kỳ diệu của Baking Soda trong nấu nướng nhân viên Bếp cần biết

4-  Sử dụng giấm

Để vệ sinh lồng sấy, chúng ta có thể pha dung dịch nước giặt, chanh, dấm với 2-3 lít nước. Sau đó bật máy cho chạy khoảng 20-30 phút. Như thế có thể khử được mùi hôi bám trong máy

may say quan ao co mui hoi 3 1

Mẹo sử dụng máy sấy quần áo được hiệu quả, tiết kiệm điện năng.

  • Trong lúc sấy, bạn đừng để thêm quần áo ướt vào. Như vậy sẽ làm cho ẩm kế trong máy đo không được chính xác dẫn đến tình trạng đồ có thể quá khô hoặc quá ướt.
  • Phải giữ cửa luôn đóng trong quá trình sấy.
  • Lượng quần áo sấy trong một lần cần phù hợp với công suất của máy (thường là ⅔ lồng máy)
  • Có thể sử dụng thêm giấy thơm khi sấy quần áo. Loại giấy này không chỉ làm mềm vải, quần áo được thơm hơn mà còn giúp làm giảm tĩnh điện tích tụ trong quần áo khi sấy
  • Cần lấy đồ ra ngay sau khi quá trình sấy hoàn tất để tránh tình trạng đồ bị dồn nén, dễ nhăn và dễ có mùi.
  • Cần vệ sinh lưới lọc bên trong máy sấy để tránh mùi hôi cũng như tiết kiệm thời gian và điện năng khi sấy

=> Tham khảo thêm ” Máy sấy quần áo có tốt không? Lí do nên mua? ” 


Được tìm kiếm nhiều nhất
Tivi Điều hòa Máy giặt Máy sấy
Tủ lạnh Tủ đông Tủ mát Đồ gia dụng
Bình nóng lạnh Máy sưởi dầu Hút mùi Máy hút bụi
Máy rửa bát Máy lọc không khí Quạt điện Bếp từ
Máy hút ẩm Nồi cơm điện Lò nướng Lò vi sóng

ST: điện máy giá rẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *