Cách vệ sinh dàn nóng, lạnh điều hòa SK Sumikura tại nhà

Sau khoảng thời gian dài sử dụng máy lạnh Sumikura thường bám nhiều bụi bẩn, khiến cho máy hoạt động không còn ổn định. Do đó, Điện máy Minh Anh xin được chia sẻ cách tháo mở nắp và vệ sinh điều hòa SK Sumikura tại nhà.

1. Cách vệ sinh điều hòa Sumikura

Trước khi thực hiện các thao tác vệ sinh điều hòa Sumikura, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần như: Bơm tăng áp hoặc bình xịt bình thường; Nước tẩy rửa chuyên dụng; Giẻ khô; Túi ni lông hoặc áo mưa; Tua-lơ-vít.

Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả nhất, trước khi thực hiện cần phải: ngắt hết nguồn điện của điều hòa; rút cầu dao hay phích cắm ra khỏi nguồn. Với quy trình bảo trì đơn giản này, chỉ cần bạn tỉ mỉ thì hoàn toàn có thể làm tại nhà.

1.1. Ngắt điện điều hòa

Trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa SK, trước hết, bạn cần phải tắt hết nguồn điện cung cấp cho điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, ngăn chặn sự cố chập điện, hở điện,…

Cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng đã đạt yêu cầu về độ an toàn, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.

1.2. Vệ sinh mặt nạ dàn lạnh

Vệ sinh mặt nạ dàn lạnh

  1. Sử dụng khăn ẩm để lau chùi sạch sẽ lớp vỏ ngoài của máy.
  2. Dùng tay để nhấc lớp mặt nạ vỏ ngoài của điều hòa trên, cao ngang với cạnh trên của máy.
  3. Dùng khăn vải mềm, ẩm, nhẹ nhàng lau lớp vỏ bên ngoài của điều hòa theo chiều ngang và chiều dọc.
  4. Dùng tay nhẹ nhàng lật lớp vỏ lên cao để vệ sinh mặt phía trong của lớp mặt nạ.
  5. Để lớp vỏ đã lau khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp mặt trời.

Lưu ý:

  • Cần chú ý tránh ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong.
  • Khi tháo ra hoặc lắp ráp lại cần thận trọng tránh để rơi vỡ.
  • Không nên dùng nước trên 40oC hoặc các dung dịch dễ bay hơi xa như xăng, dầu, cá loại bàn chải thô ráp để vệ sinh.

1.3. Vệ sinh lưới lọc

Vệ sinh lưới lọc

Lưu ý: Màng lọc gió dễ bị hư hỏng nên khi bạn cần hết sức cẩn thận khi tiến hành vệ sinh, lau chùi.

  1. Gạt chốt ở tấm màng lọc lên, sau đó nhẹ nhàng kéo tấm lọc ra ngoài.
  2. Dùng nước sạch, mát để rửa phần bụi bẩn bám vào.  Hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch bụi trên máy. Không dùng nước nóng vì có thể làm biến dạng lưới lọc.
  3. Trong trường hợp bạn dùng nước rửa sạch thì cần phơi khô phin lọc trong bóng râm. Sau đó mới lắp đặt lại như cũ.

1.4. Vệ sinh dàn lạnh

Vệ sinh dàn lạnh

  1. Dùng túi nilon hoặc áo mưa bọc bên dưới dàn lạnh để hứng nước bẩn.
  2. Dùng khăn vải khô, sạch để bảo vệ các bo mạch điện tử.
  3. Dùng bơm tăng áp đã chuẩn bị ở trên bơm trực tiếp vào dàn lạnh để loại bỏ các vết bụi bẩn.

Cuối cùng, bạn lấy khăn khô, lau chỗ vừa xịt. Chờ dàn lạnh, tấm lọc gió và lớp vỏ khô rồi lắp lại như ban đầu.

Trong trường hợp bạn tự thực hiện tại nhà có thể dùng bình xịt kính để thay thế. Khi xịt, hạn chế việc tiếp xúc giữa nước và các bo mạch quan trọng.

1.5. Vệ sinh dàn nóng

Vệ sinh dàn nóng

  1. Bạn dùng vòi xịt áp lực cao có thể xịt thẳng, còn nếu dùng bình xịt nhỏ thì phải lấy tua vít tháo ốc ở dàn nóng để mở ra.
  2. Bạn xịt rửa sạch sẽ phần quạt cục nóng và bên trong cục nóng, bao gồm cả phần vỏ vừa tháo.
  3. Xịt rửa xong, bạn lắp lại như cũ. như vậy đã vệ sinh xong dàn nóng rồi.

Lưu ý:  không xịt thẳng vào các lá nhôm bởi thao tác này sẽ khiến lá nhôm bị bẹp.

Sau khi thực hiện các bước trên và lắp đặt xong, bạn hãy bật attomat và cho điều hòa chạy thử 30 phút nhé. Và khi vệ sinh yêu cầu đầy đủ dụng cụ nên việc này thường được thực hiện bởi thợ kỹ thuật.

2. Khi nào thì cần vệ sinh? Lưu ý và lợi ích khi vệ sinh điều hòa Sumikura

2.1. Khi nào thì cần vệ sinh?

Việc này còn tùy thuộc vào trong thời gian sử dụng của bạn nhiều hay ít, nơi bạn sinh sống có mức độ ô nhiễm không khí đến mức nào. Bạn có thể tham khảo từ một số ví dụ dưới đây:

  • Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 – 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở điều hòa (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ cho máy hoạt động từ 6 – 8 tiếng/ngày.
  • Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình 3 tháng/lần hoặc khoảng 1- 2 tháng/lần nếu môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn.
  • Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Do tần suất hoạt động có thể lên đến 24/24 để phục vụ công việc, nên vệ sinh máy khoảng 1 tháng 1 lần.

2.2. Lưu ý

  • Ngắt nguồn máy điều hòa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn.
  • Trước khi tháo máng nước, mở nút xả nước rồi dùng xô hứng, tránh nước bị tràn ra ngoài.
  • Xịt vòi nước xuôi theo chiều cánh tản nhiệt máy lạnh. Hạn chế làm biến dạng cánh tản nhiệt. Nếu bộ phận này bị biến dạng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trao đổi nhiệt, hiệu quả máy hoạt động kém hơn.
  • Kiểm tra tình trạng bo mạch đấu nối dây điện có bị ẩm, cắm có đúng thứ tự vị trí hay không. Khi tháo các tấm mặt nạ, cần phải cất gọn ốc vít. Nếu thiếu ốc vít sẽ rất nguy hiểm.

2.3. Lợi ích

  • Giúp cho máy hoạt động được trơn tru và ổn định hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn.
  • Hỗ trợ khả năng lọc không khí, điều này sẽ giúp người dùng có một bầu không khí thư giãn thoải mái và trong lành nhất.
  • Cải thiện được độ bền và tuổi thọ của máy.

nguồn ST: điện máy giá rẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

khac rong