Điều khiển điều hòa Midea bị khóa: Cách mở khóa

Khóa (Lock) là chức năng vô cùng tiện lợi của máy lạnh Midea, giúp người dùng kiểm soát được sự nghịch phá của trẻ nhỏ. Hôm nay, cùng Điện máy Minh Anh tìm hiểu cách mở khóa điều khiển điều hòa Midea khi bị khóa nhé!!!

Dấu hiệu, nguyên nhân điều khiển điều hòa Midea bị khóa

Dấu hiệu:

  • Trên màn hình điều khiển điều hòa Midea vẫn hiển thị các chức năng nhưng bạn không thể thực hiện được bất kỳ thao tác gì (kể cả tắt hay bật máy).
  • Màn hình xuất hiện biểu tượng chìa khóa.
  • Bạn đang sử dụng điều khiển bình thường bỗng nhiên không điều khiển được nữa mặc dù đã thay pin cho điều khiển.
  • Sau khi trẻ em hoặc người lạ cầm điều khiển thì máy lại không sử dụng được nữa.

Nguyên nhân:

Thông thường điều khiển điều hòa Midea bị khóa là do lỗi đến từ người sử dụng, có thể bạn đã vô tình nhấn vào chức năng khóa hoặc người lạ kích hoạt chức năng này mà bạn không hề hay biết.

Bên cạnh lỗi đến từ người sử dụng thì điều khiển Midea bị khóa còn có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Pin của điều khiển điều hòa Midea bị hết hoặc yếu.
  • Bộ phận lò xo tiếp xúc giữa pin và mạch điều khiển bị rỉ sét.
  • Điều khiển bị rơi hoặc ngấm nước mưa nên bị hỏng.
  • Mắt phát tín hiệu của điều khiển điều hòa bị hỏng.

Cách mở khóa điều khiển điều hòa Midea

Cách 1: Nếu bạn dùng loại remote không có nút LOCK. Bạn hãy nhấn giữ đồng thời 2 nút Temp ▲▼ trên điều khiển trong vòng 1 đến 2 giây.

Hướng dẫn cách mở khóa điều khiển điều hòa Midea bị khóa

Cách 2: Nếu bạn dùng loại điều khiển có nút LOCK. Bạn hãy nhấn nút LOCK 1 lần để mở khóa.

Hướng dẫn cách mở khóa điều khiển điều hòa Midea bị khóa

 

Lưu ý khi sử dụng điều khiển máy lạnh Midea

  • Nếu sử dụng thường xuyên, bạn nên thay pin 6 tháng/lần và thay 1 năm/lần đối với sử dụng ít.
  • Để điều khiển ở xa tầm tay trẻ em, tránh để bé bấm sai có thể khiến cho máy lạnh bị hỏng.
  • Hạn chế làm rơi điều khiển điều hòa. Khuyến khích để điều khiển ở vị trí an toàn, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Nên đứng gần điều hòa khi muốn điều chỉnh điều hòa vì đứng xa có thể khiến điều hòa không nhận được tín hiệu.
  • Không nên nạp lại pin điều khiển khi pin đã hết vì có thể gây nguy hiểm cho điều khiển và cả người dùng.
  • Nên tháo pin ra khỏi điều khiển nếu bạn không có ý định sử dụng chúng trong khoảng thời gian dài sắp tới.
  • Không nên sử dụng 2 loại pin khác nhau trong cùng 1 điều khiển.
  • Trong một số trường hợp rất hiếm, điều hòa sẽ làm nhiễu sóng các thiết bị điện tử khác. Để tránh bị ảnh hưởng, hãy mang thiết bị điện tử đó sang phòng khác.
  • Điều hòa chỉ kết nối được với điều khiển khi không có cửa, rèm, vật cản ngăn tín hiệu.
  • Đèn ống sử dụng tắc te có thể khiến điều khiển bị trục trặc.

nguồn ST: dien maygiare.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

khac rong